Khuôn ép nhựa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Khuôn nhựa
Khuôn nhựa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Khuôn ép
Khái Niệm Khuôn ép nhựa
Khái Niệm: Khuôn là một thiết bị để tạo hình sản phẩm nhựa. Nó được thiết kế sao cho có thể sử dụng cho một số lượng chu trình ép phun yêu cầu. khuôn 2 tấm Về cấu tạo, khuôn là một cụm gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Nơi mà nhựa được phun vào để tạo hình sản phẩm, được làm nguội và được đẩy ra.
Khuôn hai tấm là khuôn điển hình, đơn giản và đáng tin cậy trong quá trình sản xuất vì có cấu trúc đơn giản. Thông thường Khuôn ép nhựa có ít bộ phận chuyển động bao gồm tấm cố định và tấm di chuyển.
Trên đây chỉ là một vài bộ phận chủ yế trong kết cấu Khuôn ép. Tùy theo yêu cầu sản phẩm mà có thể phát sinh thêm một số bộ phận khác như slide, motor, xilanh…
Ưu điểm Khuôn 2 tấm
Cấu trúc đơn giản hơn so với khuôn ba tấm hoặc khuôn có rãnh trượt.
Chi phí làm khuôn thấp hơn khuôn có rãnh trượt và khuôn 3 tấm.
Có nhiều phương án để bố trí cổng phun (gate) như là : side gate, submarine gate, direct gate…
Dể lắp ráp và sửa chữa.
Dễ lấy đuôi keo ra ngoài
Nhược điểm Khuôn 2 tấm
Khả năng tự động hóa không cao nên không tối ưu cho việc sản xuất hàng loạt số lượng lớn như khuôn 3 tấm hoặc khuôn Hot runner.
Chức năng các thành phần trong Khuôn ép nhựa 2 tấm.
1. Tấm kẹp trước:
Chức năng dùng để kẹp vào phần cố định của thành máy. Như hình vẽ các bạn cũng thấy rằng tấm này có chiều rộng nhô ra so với các tấm khuôn khác. Phần nhô ra đó chính là dùng để kẹp.
2. Tấm cố định (tấm khuôn cái):
Tấm này là phần khuôn cố định
3. Bạc cuốn phun:
Chức năng dẫn nhựa từ đầu phun của máy ép vào khuôn (đầu tiên là dẫn nhựa vào các kênh dẫn)
4. Vòng định vị:
Dùng để định vị khuôn với thành máy, nó giúp cho đầu phun của máy ép được định vị chính xác với vị trí tương ứng của bạc cuống phun. Chi tiết này có dạng vòng tròn và nhô cao hơn mặt trên của tấm kẹp trước để đút vào một lỗ tương ứng trên thành máy.
5. Vít lục giác:
Cố định tấm kẹp và tấm khuôn cố định với nhau
6. Đường nước:
Hệ thống làm mát (nguội) của khuôn. Nó còn có chức năng là giữ nhiệt độ cho khuôn trong quá trình gia nhiệt đối với các loại nhựa có nhiệt độ nóng chảy thấp
7. Tấm di động (tấm khuôn đực):
Tấm khuôn phía di động
8. Tấm lót:
Dùng để tăng độ cứng vững cho khuôn phía di động, tấm này chỉ dùng trong trường hợp tấm di động quá mỏng.
9. Gối đỡ:
Gối đỡ gồm 2 tấm 2 bên được gọi là một cặp. thiết kế khuôn Gối đỡ dùng để trợ lực cho tấm di động đồng thời tạo khoản hở cần thiết ở giữa để bố trí tấm kẹp pin đẩy và tấm đẩy cùng hệ thống pin.
10. Tấm kẹp pin:
Giữ cho hệ thống pin đẩy không trượt ra ngoài trong quá trình khuôn hoạt động
11. Tấm đẩy pin:
Tấm này nối với lõi đẩy của máy ép, nó có chức năng đẩy hệ thống pin đẩy qua đó gián tiếp đẩy sản phẩm ra ngoài
12. Tấm kẹp sau:
Dùng để kẹp vào phần di động của máy ép nhựa
13. Pin đẩy:
Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn
14. Loxo:
Đẩy cụm tấm kẹp và tấm đẩy lùi về phía sau để kéo dàn pin đẩy về chuẩn bị chu kỳ ép phun kế tiếp
15. Chốt hồi:
Dẫn hướng cụm tấm kẹp và tấm đẩy di chuyển theo một đường thẳng tịnh tiến nhằm giử cho chúng không trượt ra ngoài và bảo vệ dàn pin dẩy không bị cong trong qua trình đẩy sản phẩm và lùi về.
16. Bạc dẩn hướng:
Được gia công chính xác cùng với chốt dẫn hướng giúp chốt dẫn hướng dễ dàng di chuyển và định vị
17. Chốt dẫn hướng:
Giúp 2 phần của khuôn được định chính xác trong suốt qua trình đóng khuôn