7 Tráp ăn hỏi gồm những gì?

Tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì? 7 tráp lễ ăn hỏi của từng vùng miền

Ngày cưới là ngày quan trọng của mỗi người, ai cũng muốn ngày cưới của mình được hoàn hảo nhất. Một trong những điều không thể thiếu trong ngày ăn hỏi chính là lễ ăn hỏi. Cùng tìm hiểu 7 Tráp ăn hỏi gồm những gì ý nghĩa và gợi ý một số mẫu tráp ăn hỏi đẹp, giúp bạn có một lễ ăn hỏi chu đáo, trọn vẹn nhé!

7 Tráp ăn hỏi gồm những gì?

Tráp ăn hỏi 7 lễ là những mâm lễ vật biểu tượng cho lòng thành và sự sung túc, hứa hẹn của gia đình nhà trai dành cho gia đình nhà gái. Cơ bản, 7 Tráp ăn hỏi cũng bao gồm các lễ vật cơ bản, truyền thống như trầu cau, chè, bánh cưới…

Thông thường, 7 tráp an hỏi miền bắc 7 tráp lễ ăn hỏi gồm 1 tráp cau, 1 tráp rượu thuốc, 1 tráp chè, 1 tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp chè, và tráp mứt hạt sen.

Tráp ăn hỏi 7 lễ khác lễ ăn hỏi 5 tráp là hai tháp chè – mứt hạt sen và tráp bánh cốm – bánh phu thê được tách thành các tráp riêng lẻ.

Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu mà một trong những tráp bánh được thay thế bằng tráp bia, tráp bánh đậu xanh hoặc tráp lễ đen. Tráp lễ đen là số tiền thách cưới của nhà gái đưa ra với nhà trai, số tiền này sẽ được dâng lên để thông báo tổ tiên và chúc phúc cho cô dâu chú rể.

Tóm lại, khi chuẩn bị tráp 7 lễ ăn hỏi, chỉ có tráp trầu cau và chè thuốc hoặc rượu thuốc là nhất định phải có, còn lại sẽ được tùy biến sao cho phù hợp với hai bên gia đình. Miễn sao đảm bảo đủ số lượng tráp và ý nghĩa của 7 tráp lễ ăn hỏi gửi tới đôi vợ chồng trẻ.

Thủ tục lễ ăn hỏi gồm những gì?

Bước 1: Nhà trai rước lễ đến nhà gái

Vào giờ vàng trong ngày ăn hỏi, gia đình nhà trai cùng đội bê tráp nam (thường được lựa chọn là anh em, bạn bè của chú rể chưa kết hôn) sẽ mang tráp lễ đã chuẩn bị sang nhà gái.

Khi gần tới nhà gái (cách nhà gái 100m), nhà trai dừng lại đỗ xe và sắp xếp đội hình như đã chuẩn bị từ trước. Đội hình sắp xếp theo thứ tự vai vế, cụ thể bắt đầu từ ông bà rồi mới đến bố mẹ chú rể, các bác, cô chú và cuối cùng là chú rể và đội tráp lễ.

Đội hình tráp lễ nhà trai sẽ được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp lợn sữa, tráp hoa quả, tráp xôi gà và cuối cùng là các tráp cao như tráp bánh cốm – bánh phu thê và tráp chè – mứt hạt sen. Tuy nhiên đội hình tráp lễ có thể thay đổi tùy theo nhu cầu hai bên và sự chỉ đạo của nhiếp ảnh gia để có những bức hình đẹp nhất.

Bước 2: Nhà gái nhận tráp lễ từ nhà trai

Khi thấy nhà trai chuẩn bị tiến vào, nhà gái cũng cần sắp xếp đội hình tương xứng với nhà trai như các cụ lớn tuổi ở đầu, sau đó lần lượt là bố mẹ cô dâu, bác bá chú dì và cuối cùng là đội tráp nữ.

Cùng lúc đó, MC sẽ giới thiệu sự có mặt của nhà trai để đội bê tráp nam mang lễ vật vào trao cho nhà gái. Sau khi đội bê tráp nữ nhận lễ vật, họ sẽ chuyển các tráp vào khu vực gia tiên đã được chuẩn bị từ trước. Rồi hai đội bê tráp sẽ tiến hành trao lì xì cho nhau để tượng trưng cho việc trao duyên giữa hai bên gia đình.

Bước 3: Chú rể lên gặp mặt cô dâu

Sau khi đặt xong sính lễ, chú rể sẽ lên phòng cô dâu và dẫn cô dâu xuống thắp hương gia tiên nhà gái. đặt lễ ăn hỏi 7 tráp ở đâu Sau khi thắp hương xong gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành chào hỏi hai bên gia đình, bạn bè bằng cách mời nước và dùng tiệc ngọt.

Bước 4: Hai bên gia đình tiến hành nghi lễ ăn hỏi

Nhà trai sẽ cử đại diện đứng lên phát biểu trước toàn thể họ hàng hai bên để thông báo về việc nhà trai xin hỏi cưới cô gái và mong muốn sự chấp thuận của nhà gái. Sau đó, nhà gái cũng sẽ có đại diện phát biểu hứa gả cô gái cho chàng trai.

Bước 5: Nhà gái đáp lại lễ vật của nhà trai

Lễ vật ăn hỏi sau khi trao sẽ được lấy một ít đặt lên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi ăn hỏi xong, nhà gái sẽ chuyển lại một ít trầu cau, bánh trái và chè cho nhà trai bằng túi nhỏ được chuẩn bị sẵn trong từng tráp lễ, số còn lại sẽ được chia cho họ hàng và người thân.